SEA Games 31: Malaysia tập trung tranh tài ở môn thể thao điện tử
Nguồn: TTXVN
SEA Games 31: Malaysia tập trung tranh tài ở môn thể thao điện tử
Hà Nội (TTXVN 6/4)
Thay đổi vai trò là điều rất bình thường trong thể thao điện tử (e-sport), thường người chơi có thể chuyển từ vị trí carry sang đi rừng hay hỗ trợ. Và với Kelvin Pang Ching Kuen - 21 năm kinh nghiệm trong môn này cũng chứng kiến sự thay đổi của ông, từ một game thủ chuyển sang làm tổ chức và giờ là quan chức phụ trách đội tuyển e-sport của Malaysia tranh tài tại SEA Games 31 sắp tới ở Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn mới đây, người đàn ông nay đã 39 tuổi cho biết: "Tôi bắt đầu sự nghiệp của mình bằng đam mê, trong những tiệm cybercafe. Thú thực, tôi không phải là người chơi giỏi". Nhưng trong e-sport, chơi giỏi cũng chưa chắc bảo đảm thành công trong các giải đấu khi môn này cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn, khả năng tương tác với đồng đội và một chút liều lĩnh. Với Kelvin Pang Ching Kuen, kinh nghiệm từ khi còn trẻ trong các giải đấu đã giúp ông nhận ra được điều cần làm. Năm 2003, để thúc đẩy mảng e-sport, Kelvin Pang đã tiếp cận với ban tổ chức giải World Cyber Games (WCG) để có thể mang những môn thi về với Malaysia. Ông cho biết thêm: "Người chơi không mất phí nào cả, nhưng khi có lợi nhuận, phía WCG thông báo tôi có thể giữ lại một khoản coi như chi phí tổ chức giải. Đó là thời điểm, tôi nhận ra e-sport cũng sinh lời".
Theo ông Pang, trong khi nhiều người tham gia môn e-sport vì tình yêu dành cho các trò chơi điện tử thì nhiều vận động viên luôn cảm thấy lo ngại về quãng thời gian thi đấu chuyên nghiệp bị giới hạn. Tuy nhiên, quan chức này cho rằng một vận động viên kỳ cựu của e-sport có thể trở thành huấn luyện viên hoặc bình luận viên, hay tham gia vào công tác quản lý đội hoặc tổ chức giải đấu.
Khi được hỏi liệu có cân nhắc rời mảng e-sport trong tương lai hay không, ông Pang tiết lộ việc từng có quãng thời gian nghỉ để đi học bằng Master tại Australia. Ông chia sẻ: "Học thêm về mảng kinh doanh sẽ giúp ích cho tôi, dù có thể đội tuyển tôi quan lý không có lộ trình suôn sẻ vào lúc đó (ám chỉ tới tổ chức Orange Esports). Tuy nhiên, để tránh xung đột lợi ích, tôi chấp nhận vị trí mà Liên đoàn thể thao điện tử của Malaysia đề nghị".
Và tại SEA Games 31 sắp tới, các tuyển thủ của Orange Esports sẽ đại diện cho Malaysia tranh tài trong nhiều bộ môn, như Fifa Online 4. Ngoài ra, Malaysia còn có các vận động viên thi đấu 8 trong tổng số 10 trò thể thao điện tử sắp tới của Sea Games, như Bang Bang (MLBB), PlayerUnknown’s Battlegrounds Mobile. League Of Legends, Wild Rift, Garena Free Fire and Arena Of Valor./.
Anh Hiển
Hà Nội (TTXVN 6/4)
Thay đổi vai trò là điều rất bình thường trong thể thao điện tử (e-sport), thường người chơi có thể chuyển từ vị trí carry sang đi rừng hay hỗ trợ. Và với Kelvin Pang Ching Kuen - 21 năm kinh nghiệm trong môn này cũng chứng kiến sự thay đổi của ông, từ một game thủ chuyển sang làm tổ chức và giờ là quan chức phụ trách đội tuyển e-sport của Malaysia tranh tài tại SEA Games 31 sắp tới ở Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn mới đây, người đàn ông nay đã 39 tuổi cho biết: "Tôi bắt đầu sự nghiệp của mình bằng đam mê, trong những tiệm cybercafe. Thú thực, tôi không phải là người chơi giỏi". Nhưng trong e-sport, chơi giỏi cũng chưa chắc bảo đảm thành công trong các giải đấu khi môn này cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn, khả năng tương tác với đồng đội và một chút liều lĩnh. Với Kelvin Pang Ching Kuen, kinh nghiệm từ khi còn trẻ trong các giải đấu đã giúp ông nhận ra được điều cần làm. Năm 2003, để thúc đẩy mảng e-sport, Kelvin Pang đã tiếp cận với ban tổ chức giải World Cyber Games (WCG) để có thể mang những môn thi về với Malaysia. Ông cho biết thêm: "Người chơi không mất phí nào cả, nhưng khi có lợi nhuận, phía WCG thông báo tôi có thể giữ lại một khoản coi như chi phí tổ chức giải. Đó là thời điểm, tôi nhận ra e-sport cũng sinh lời".
Theo ông Pang, trong khi nhiều người tham gia môn e-sport vì tình yêu dành cho các trò chơi điện tử thì nhiều vận động viên luôn cảm thấy lo ngại về quãng thời gian thi đấu chuyên nghiệp bị giới hạn. Tuy nhiên, quan chức này cho rằng một vận động viên kỳ cựu của e-sport có thể trở thành huấn luyện viên hoặc bình luận viên, hay tham gia vào công tác quản lý đội hoặc tổ chức giải đấu.
Khi được hỏi liệu có cân nhắc rời mảng e-sport trong tương lai hay không, ông Pang tiết lộ việc từng có quãng thời gian nghỉ để đi học bằng Master tại Australia. Ông chia sẻ: "Học thêm về mảng kinh doanh sẽ giúp ích cho tôi, dù có thể đội tuyển tôi quan lý không có lộ trình suôn sẻ vào lúc đó (ám chỉ tới tổ chức Orange Esports). Tuy nhiên, để tránh xung đột lợi ích, tôi chấp nhận vị trí mà Liên đoàn thể thao điện tử của Malaysia đề nghị".
Và tại SEA Games 31 sắp tới, các tuyển thủ của Orange Esports sẽ đại diện cho Malaysia tranh tài trong nhiều bộ môn, như Fifa Online 4. Ngoài ra, Malaysia còn có các vận động viên thi đấu 8 trong tổng số 10 trò thể thao điện tử sắp tới của Sea Games, như Bang Bang (MLBB), PlayerUnknown’s Battlegrounds Mobile. League Of Legends, Wild Rift, Garena Free Fire and Arena Of Valor./.
Anh Hiển
Nguyễn Anh Hiển
Tin tức liên quan
-
SEA Games 31: Thái Nguyên khích lệ các nhân tài trong thể thao thành tích cao
Trần Quân Trang -
Bắc Giang: Khen thưởng vận động viên, huấn luyện viên xuất sắc tại SEA Games 31
Đồng Thị Thúy -
EVN đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trong kỳ SEA Games 31
Nguyễn Đức Dũng -
Hậu Giang: Tuyên dương, khen thưởng vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích xuất sắc tại SEA Games 31
Ngô Hồng Thái -
SEA Games 31: Những dấu ấn khó quên
Lại Phước Sang -
SEA Games 31: Truyền thông Malaysia đánh giá cao hoạt động tổ chức của Việt Nam
Lê Thanh Hương -
SEA Games 31: Cảm xúc tự hào đọng mãi
Nguyễn Thị Bích Thủy