Điền kinh Việt Nam là nỗi ám ảnh của Thái Lan

Nguyễn Thị Huyền và các đồng đội đã khiến các chân chạy Thái Lan thất vọng khi 3 kỳ SEA Games liên tiếp không thể giành lại ngôi đầu toàn đoàn. Đó là một nỗi thất vọng cho những nỗ lực ở bộ môn thể thao Olympic.
Điền kinh và bơi là 2 môn thể thao quan trọng đặc biệt và là niềm tự hào của bất cứ quốc gia nào đạt thành tích cao nhất.
Những môn thể thao này cũng đánh giá được sự phát triển của thể thao các quốc gia và nhận được sự quan tâm lẫn đầu tư không ngừng.
Niềm vui của Nguyễn Thị Huyền và Quách Thị Lan cũng là niềm vui của nhiều CĐV Việt Nam yêu mến các VĐV nước nhà. Ảnh: Anh Huy
Niềm vui của Nguyễn Thị Huyền và Quách Thị Lan cũng là niềm vui của nhiều CĐV Việt Nam yêu mến các VĐV nước nhà. Ảnh: Anh Huy
Đội tuyển điền kinh Việt Nam đã khiến người Thái Lan vỡ mộng thống trị môn thể thao “Nữ hoàng” của các kỳ Đại hội từ năm 2017 đến nay, dù họ đã duy trì điều này từ năm 2001 đến 2015.
Cụ thể, Việt Nam lần đầu soán ngôi số 1 của Thái Lan ở bộ môn này năm 2017 với 17 HCV, gần gấp đôi 9 HCV mà các VĐV Thái Lan giành được tại Malaysia.
Nguyễn Thị Huyền, điền kinh, môn điền kinh SEA Games 31, điền kinh Việt Nam, đội tuyển điền kinh Việt Nam, Thái Lan, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Oanh, SEA Games 31, Olympic
Những bất ngờ như Linh Na có HCV sau 17 năm chờ đợi ở 7 môn phối hợp giúp điền kinh Việt Nam thống trị 3 kỳ SEA Games liên tiếp. Ảnh: Anh Huy
Đến SEA Games 30 ở Philippines năm 2019, Thái Lan chỉ có 12 HCV so với 16 HCV của đội tuyển điền kinh Việt Nam.
SEA Games 31 lần này ngay tại Việt Nam, đội tuyển chủ nhà với 66 VĐV tranh tài 45 bộ huy chương đã có tổng cộng 19 HCV sau ngày thi đấu áp chót hôm 18/5.
Với thế mạnh của chị em Thanh Phúc, Võ Xuân Vĩnh ở cự ly đi bộ, điền kinh Việt Nam đã  nâng cao thành tích ở ngày thi đấu cuối cùng hôm 19/5.
So với Thái Lan lúc này, điền kinh Việt Nam đã có nhiều hơn 7 HCV. Đây thực sự là một kỳ tích mà người làm thể thao Việt Nam từng mơ mộng trong quá khứ. Ở môn thể thao không hề có chuyện cảm tính, thiên vị này, đội tuyển điền kinh Việt Nam có thể tự hào vì khiến người Thái phải về sau.
Điều tiếc nuối đối với các chân chạy chủ nhà là ở SEA Games 31 trên sân nhà là không thể sở hữu một Lê Tú Chinh đang sung sức.
“Nữ hoàng tốc độ” Đông Nam Á không may dính chấn thương, cùng lúc với Marie Knott của Philippines.
Điều đó giúp các VĐV Việt Nam mất ít nhất 1 HCV. Tú Chinh từng đoạt tới 3 HCV năm 2017 ở các cự ly 100m, 200m và 4x100m tiếp sức đồng đội, nên đội tuyển điền kinh cự ly ngắn Việt Nam năm nay đã thất thu.
Lan cũng cho thấy sự quyết tâm lật đổ của họ khi nhập tịch chân chạy gốc Mỹ Joshua Robert Atkinson quá mạnh.
VĐV này đã xô đổ hàng loạt HCV ở các cự ly thế mạnh của Việt Nam như 4x400m hỗn hợp tiếp sức đồng đội, 400m nam, 4x400m đồng đội… hay VĐV thần đồng của điền kinh Thái Lan mới 16 tuổi Puriphon Boonsorn đã lấy hết HCV ở các cự ly ngắn.
Tuy nhiên, tất cả đều phải ngã mũ thán phục đẳng cấp của các chân chạy chủ nhà khi Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Huyền, Quách Thị Lan, Nguyễn Văn Lai vẫn duy trì được đẳng cấp vượt trội.
Ngoài ra, những bất ngờ như Lò Thị Hoàng, Bùi Thị Nguyên, Nguyễn Linh Na đã bù lại sai số của các đồng đội.
Việc khẳng định được đẳng cấp ở môn thể thao Olympic trong các kỳ SEA Games khiến thứ hạng của Đoàn thể thao Việt Nam trên bảng tổng sắp thêm thuyết phục.
 
Việt Hà